ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, việc định hướng phát triển công nghiệp là vô cùng quan trọng đối với mỗi địa phương. Nhận thức được điều này, tỉnh Nam Định đã xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu đưa Nam Định trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh cao. Chiến lược này tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

1. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định 

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Nam Định đã xây dựng và ban hành định hướng phát triển công nghiệp tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những nội dung trọng tâm sau:

Tận dụng tối đa sức mạnh của hệ thống chính trị để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công nghiệp hiệu quả. Huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội, bao gồm nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ,… cho phát triển công nghiệp. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, đặc biệt là các ngành công nghiệp phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Nam Định hội tụ đủ tiềm năng để trở thành một tỉnh phát quan trọng ở Đồng Bằng Sông Hồng

Sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp. Áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường vào sản xuất công nghiệp. Phát triển và ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp trên thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm công nghiệp. Tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và lao động trong sản xuất công nghiệp.

Với mục tiêu đưa Nam Định trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hiện đại vào năm 2045, tỉnh đã đề ra chiến lược cụ thể, tập trung vào hai trụ cột chính: điều chỉnh hợp lý phân bố không gian công nghiệp và hoàn thiện hệ thống quy hoạch.

Năm 2045 mục tiêu sẽ đưa Nam Định trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại

Để phù hợp với định hướng phát triển các vùng kinh tế, tỉnh Nam Định tập trung quy hoạch các khu công nghiệp tập trung, tránh tình trạng phát triển dàn trải ảnh hưởng đến môi trường và quy hoạch chung. Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển công nghiệp sẽ được xác định dựa trên tiềm năng và lợi thế sẵn có, đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ các ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm công nghiệp.

Tỉnh Nam Định đặt trọng tâm vào việc hoàn thiện hệ thống quy hoạch đồng bộ để thúc đẩy phát triển công nghiệp bền vững.

Cụ thể, tỉnh sẽ rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch các ngành có liên quan và quy hoạch vùng huyện, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ giữa các quy hoạch. Việc công khai quy hoạch sẽ giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư nắm bắt thông tin, định hướng phát triển phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp bền vững.

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội, tỉnh Nam Định đề ra chiến lược thu hút đầu tư phát triển công nghiệp theo khu vực và giai đoạn cụ thể:

Đối với khu vực thành phố Nam Định: Tập trung thu hút các dự án lớn, ứng dụng công nghệ cao, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Ưu tiên các ngành công nghiệp: công nghệ cao, hỗ trợ, thông tin, sản xuất phần mềm.

Đối với vùng kinh tế biển: Khuyến khích đầu tư vào nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định, công nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu thủy, chế biến thủy, hải sản, vận tải biển. Tạo động lực đột phá cho phát triển kinh tế – xã hội khu vực. Tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, CCN theo quy hoạch khi có đủ điều kiện.

Định hướng phát triển công nghiệp được chia rõ từng vùng và từng giai đoạn

Giai đoạn đến năm 2030: Ban hành cơ chế ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hóa dược, công nghiệp cơ khí, điện tử, đặc biệt là: máy nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại, sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ưu tiên thu hút FDI vào các dự án sử dụng công nghệ “cao, mới, sạch, tiết kiệm”. Khuyến khích hình thức liên doanh, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong nước.

Giai đoạn 2030 – 2045: Tập trung phát triển các ngành công nghiệp: cơ khí, điện tử, vật liệu mới, công nghệ thông tin và viễn thông, công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy sản tạo giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

2. Xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp

Thu hút đầu tư: Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, đất đai, giải phóng mặt bằng,… để thu hút các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn đầu tư vào các ngành công nghiệp ưu tiên, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng danh mục dự án và đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tỉnh Nam Định tạo điều kiện hết sức về thủ tục hành chính để thu hút các doanh nghiệp

Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực: Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng tay nghề, tập huấn,… khuyến khích tư nhân và các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực công nghiệp chất lượng cao.

Khoa học và Công nghệ: Xây dựng các trung tâm dữ liệu, sàn giao dịch công nghệ, thiết bị và hỗ trợ khởi nghiệp. Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao những thành tựu khoa học và công nghệ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử từ tỉnh đến xã. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ. Đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học, công nghệ. Có cơ chế, chính sách phù hợp để định hướng và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.

Tỉnh Nam Định đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao những thành tựu khoa học và công nghệ thu hút nhà đầu tư

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học – công nghệ trong các lĩnh vực, ngành công nghiệp chủ lực, ưu tiên.

Bảo vệ môi trường: Hỗ trợ, khuyến khích các dự án sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Với những định hướng chiến lược rõ ràng, cùng hệ thống giải pháp đồng bộ và hiệu quả, tỉnh Nam Định đặt quyết tâm đưa ngành công nghiệp địa phương lên một tầm cao mới, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và khu vực.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *